Những Cuộc T́nh Thơ


PHẠM PHÚ HAY 
    

Trong mỗi người chúng ta, ở tuổi thiếu thời, có lẽ ai cũng trải qua một vài cuộc t́nh đáng ghi nhớ. Bây giờ, nó đă trở thành những kỷ niệm vàng son nhung gấm không thể nào quên ! Những cuộc t́nh thơ mà tôi muốn đề cập nơi đấy là những cuộc t́nh êm ả, nhẹ nhàng, lăng mạn, thơ mộng, vô tư, đôi khi thoáng qua nhưng hầu hết đều bị chia cắt, dở dang, không thành, âm hưởng của nó lại bị. ṿ xé tâm tư t́nh cảm một cách nghiệt ngă, sâu sắc. Nó có thể là dấu ấn tuyệt vời, nhưng đồng thời, nó cũng có thể là suy tư trăn trở trong suốt chiều dài cuộc sống :

“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm hồ dễ đă ai quên!”

Qua văn học sử Việt Nam cũng như trên thế giới chúng ta thấy rơ điều đó – ngh́n năm trước, vạn năm sau – nhà nghệ sĩ bất kỳ ở môn phái nào, từ văn, thơ, họa, nhạc đến phim ảnh, kịch trường, tất cả họ đều đưa tâm linh vào sáng tác, nghệ phẩm. Nh́n cuộc t́nh của người nghệ sĩ thường trắc trở, bi ai được diễn tả, gởi gắm vào tác phẩm một cách tinh tế, sống động, lôi cuốn thu hút người xem đôi khi nội dung câu chuyện chính là phản ánh bản thân tác giả! Lịch sử những cuộc t́nh thơ đó được nhắc nhở, tô điểm, huyền thoại hóa qua nhiều thế hệ làm phong phú câu chuyện lúc ban đầu. Một Kim Kiều của cụ Nguyễn Du, một Gánh Hàng Hoa, Trống Mái, Đoạn Tuyệt trong Tự Lực Văn Đàn, một Hồ Xuân Hương, T.T.K.H, Nguyễn Bính v.v… và tất cả những dàn dựng khác, thành thơ, thành truyện, thành nhạc, thành phim, đời đời vẫn xuất phát từ những cuộc t́nh trừ số tác phẩm về nghiên cứu, chính trị, kinh tế…

Hồi c̣n nhỏ, học ở Quốc Học, tôi có may mắn làm quen với một cuộc t́nh thơ sôi nổi, hào hứng lúc ấy mà chắc chắn nhiều người cùng lớn lên ở thế hệ của ta vẫn chưa quên. Đó là cuộc t́nh thơ giữa hai người thơ: anh Tạ Kư (Quốc Học) và chị Phùng Khánh (Đồng Khánh). Anh Kư với tôi người đồng hương (Quảng Nam) anh có tiếng là học tṛ giỏi và xuất sắc về thơ văn ở Huế:

“Học tṛ trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế chân đi không đành!”

Chị Khánh, lúc bấy giờ là hoa hậu Đồng Khánh, tài năng văn chương cũng cân xứng với họ Tạ, một chín một mười. Những buổi chiều tan học đứng bên nầy cầu Trường Tiền nh́n những tà áo dài trắng thướt tha, trên hàng hàng lớp lớp xe đạp, hoặc trên những con thuyền nhỏ nhịp nhàng qua bến Văn Lâu, mới thấy hết được cái đẹp, cái thơ của Huế. H́nh ảnh Huế thuở ấy như trăng tṛn nằm trong giấc mơ tuổi ngọc chúng tôi vô-tư-lự. Rồi hai người yêu nhau. Từ những tâm sự trong khu vườn xanh ở Vỹ Dạ, Nam Giao, đến những gặp gỡ đêm trăng Bến Ngự, Đập Đá, tưởng chừng cuộc t́nh thơ ấy bền chặt lâu dài…

Tiếc thay, mối t́nh giữa đôi “trai tài gái sắc’ đă không nên duyên được, để lại cho đời những bài thơ son sắt năo nùng. 

Xin đọc lại một đoạn thơ của chàng:

“Ai về xứ mộng xứ mơ
Cho tôi gởi một vần thơ tặng nàng
Sông Hương lắm chuyến đ̣ ngang
Chờ anh em nhé, đừng sang một ḿnh!”

Và của nàng:

“Em về xứ mộng xứ mơ,
Bỗng nhiên em nhận vần thơ vội vàng
Sông Hương vắng chuyến đ̣ ngang
Cắm sào em đợi, anh sang một lần”…

Chàng lo lắng:

“Xa xôi nhiều lúc vội quên,
Rằng em gái vẫn chong đèn đọc thơ
Vẫn cầm duyên để đợi chờ
Vẫn trông phượng đỏ hai bờ Hương Giang”…

Nàng trấn an:

Xa xôi cách mặt ḷng gần,
Tờ thơ mấy đoạn chi bằng thấy nhau
Ngự B́nh mặt trước lưng sau
Vẫn thường thay đổi mấy màu thông xanh
Giận ḿnh chưa đạt lời nguyền
Anh không mong được những thuyền ấy đâu!
Khi mô người bỏ trầu cau
Cho anh biết để ủ sầu lên men
Để anh khêu nhỏ ngọn đèn
Viết trang t́nh sử cùng tên một người!”

Nào ngờ họ sớm chia tay v́ tương lai sự nghiệp! Chàng phải vào Sài G̣n theo học Đại Học (ở Huế chưa mở trường) để nàng ở lại đêm ngày ṿ vơ nỗi sầu. Một thờI gian sau, nóng ḷng, Tạ Kư đăng một bài thơ trên báo Tiền Phong, nói lên những uẩn khúc tơ ṿ trong tâm tư t́nh cảm:

VIẾT TRANG T̀NH SỬ
Gởi Phùng Khánh
(Tạ Kư)

“Ai về xứ mộng xứ mơ,
Cho tôi gởi một vần thơ tặng nàng
Sông Hương lắm chuyến đ̣ ngang,
Chờ anh em nhé, đừng sang một ḿnh!
Chờ anh kể chuyện tâm t́nh.
Từ em theo đuổi những h́nh phù vân…
Thôi em đă lỡ một lần.
Mấy năm đau khổ đă dần vơi vơi…
Nghĩ thương có kẻ sai lời
Nghĩ thương em những mong đời anh nên!
Xa xôi nhiều lúc vội quên
Rằng em gái vẫn chong đèn đọc thơ
Vẫn cầm duyên để đợi chờ,
Vẫn trông phượng đỏ hai bờ Hương Giang
Chiều lên huyền hoặc bướm vàng
Em như công chúa mơ chàng thăm hoa.
Không, em tôi c̣n mẹ già
C̣n đàn em dại cửa nhà cậy trông
Hễ ai nhắc chuyện lấy chồng
Th́ em đôi má ửng hồng nên duyên!

Cũng trên tuần báo Tiền Phong, vài tuần sau Phùng Khánh “trả lời” Tạ Kư:

CHÉP TRANG T̀NH SỬ
Gởi Tạ Kư
(PHÙNG KHÁNH)

“Em về xứ mộng xứ mơ
Bỗng nhiên em nhận vần thơ vội vàng
Sông Hương vắng chuyến đ̣ ngang
Cắm sào em đợi, anh sang một lần !
Mùa thu áo biếc bâng khuâng
Chim trời lẻ bạn ngàn trùng nhớ thương !
Con tằm c̣n để tơ vương
Người thơ c̣n để mấy đường thơ duyên
Đêm đêm sông nước u huyền,
Đêm đêm mơ ước như thuyền sóng dâng !
Xa xôi cách mặt, ḷng gần
Tờ thơ mấy đoạn chi bằng thấy nhau !
Ngự B́nh mặt trước lưng sau
Vẫn thường thay đổi mấy màu thông xanh
Chờ anh em nguyện chờ anh,
Chờ anh em nguyện miI t́nh nên duyên!”

Bẵng đi một thời gian lâu, phải có đến 5, 7 năm sau, trên báo Tiền Phong lại xuất hiện một bài thơ, sau đây, gởi Phùng Khánh của Tạ Kư :

XIN
Gởi Phùng Khánh
(Tạ Kư)

“Chỉ xin một nửa miệng cười
Chỉ xin một phút gần người yêu thương !
Chỉ xin một chút dư hương
Để làm duyên suốt nẻo đường viễn du !
T́nh duyên th́ đă tạ từ,
Năm năm đấy nhỉ, thực hư thế nào ?
Má c̣n làm thẹn hoa đào
Mắt c̣n làm nhạt ngàn sao trên trời ?
Tóc c̣n xanh thuở hai mươi
Đại dương c̣n sóng hai bờ thuở xưa !
Từ ngày lạc một thế cờ
Đắng cay nhiều nỗi, ngẩn ngơ, khóc thầm
Trang t́nh sử, truyện tri âm,
Khổ đau ai thấu được tâm sự này ?
Phong yên từ độ những ngày
Hậu đ́nh hoa, cũng cau mày thế nhân
Đỉnh đồng chưa vững ba chân
Hai thuyền th́ đă phong trần cả hai…”

Cuộc t́nh thơ Tạ Kư – Phùng Khánh được kết thúc bi đát như thế nào và âm hưởng của nó c̣n đọng măi trong tâm hồn hai người, những bạn bè thân hữu của họ. Trước 1975, khi b́nh đọc thơ tôi trên báo Bông Lúa của Nguyễn Vỹ anh Kư có dẫn ra một đoạn thơ của anh cũng mang tâm trạng chán chường :

“Viết một bài thơ buồn nữa đây,
Nh́n qua khung cửa ánh sao gầy
Chao ơi, ba chục năm rồi nhỉ,
Ḷng vẫn c̣n mơ nguyệt Mái Tây!”

C̣n chị Phùng Khánh ? Tôi nghe người ta nói, từ đó, chị đi tu, bây giờ là “sư Bà” của một ngôi chùa lớn tại Sài G̣n. Sư bà thuyết pháp rất hay bằng nhiều thứ tiếng và đông đảo Phật tử xa gần ngưỡng mộ.

Anh Tạ Kư sống một cuộc đời rất nghệ sĩ, “lang bạc kỳ hồ, sáng say chiều xỉn” nhưng cư xử với bạn bè và mọi người không ai bằng. Anh chết đi (1985) tại Sài G̣n đă để lại cho hậu thế nhiều thơ văn, “Sầu ở lại” là tập thơ được giải Khôi Nguyên của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc ấy. Trong đó cũng không tập trung đủ những bài thơ của anh đă đăng tải rải rác trong các báo, kể cả mấy bài tôi viết hôm nay. Anh c̣n vợ và hai con hiện sống ở Hoa Kỳ.

Xin thắp nén hương và gởi những lời nguyện cầu đến người bạn lớn tài hoa, kém may mắn.

PHẠM PHÚ HAY
Cali, tháng 6 năm 1997

( Đặc San Quảng Đà Năm Mậu Dần 1998)